Đồng hồ cơ ngày nay được ví như một món trang sức quý, luôn hiện diện bên cạnh mỗi chúng ta. Khác với dòng máy pin truyền thống, những chiếc đồng hồ cơ đang dẫn chiếm lĩnh thị trường và rất được lòng giới mộ điệu. Vậy đồng hồ cơ là gì mà lại có ảnh hưởng lớn đến vậy? Hãy cùng Đồng Hồ Replica khám phá những thông tin thú vị qua bài viết dưới đây.
1. Đồng hồ cơ là gì và các giai đoạn lịch sử hình thành, phát triển của nó
1.1 Đồng hồ cơ là gì nó xuất hiện từ bao giờ?
● Đồng hồ cơ là những chiếc đồng hồ hoạt động hoàn toàn bằng cơ khí, không chạy bằng pin. Đồng hồ cơ sử dụng nguồn năng lượng do dây cót sinh ra, giúp bảo vệ môi trường và tuổi thọ gần như vĩnh cửu. Để hiểu hơn về cỗ máy này hãy cùng Đồng Hồ Replica tìm hiểu lịch sử hình thành của nó bạn nhé.
● Đồng hồ cơ xuất hiện từ thế kỷ XV, mang hình dáng của các loại đồng hồ to lớn, cồng kềnh trong các cung điện. Sau đó, kích thước được cải thiện và thu gọn dần qua các nghiên cứu. Đến những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các thiết kế được hoàn thiện gần giống như ngày nay.
● Khác hoàn toàn những chiếc đồng hồ Rolex giá rẻ bây giờ, ở thế kỷ XX chính là thời đại lên ngôi của đồng hồ cơ đeo tay. Những chiếc đồng hồ này có kích cỡ nhỏ gọn, bộ máy tối ưu, hoạt động theo cơ chế tự động lên dây cót. Kèm theo đó là sự ra mắt các tính năng vượt trội như khả năng chống nước, chống trầy xước, vỏ chống gỉ…
1.2 Những cột mốc đáng chú ý trong sự phát triển của đồng hồ cơ Automatic
● 1770 : Abraham-Louis Perrelet đã nghiên cứu và phát minh ra cơ chế đếm bước chân (hay còn gọi là pedometer). Đây cũng chính là ông tổ của ngành chế tạo đồng hồ cơ với phát minh đầu tiên trong lịch sử loài người.
● 1780 : Abranham-Louis Breguet tiếp tục nghiên cứu và phát minh ra đồng hồ tự động. Bộ máy gồm có hai bộ dây cót và một bánh đà bằng bạch kim.
● 1787 : Thợ đồng hồ Levi Hutchins cho ra đời thiết kế đồng hồ báo thức cơ khí đầu tiên. Chiếc đồng hồ cơ này chỉ reo chuông một lần duy nhất vào lúc 4h sáng.
● 1801 : Abraham Louis Breguet đã được cấp bằng sáng chế cỗ máy đồng hồ Tourbillon. Bộ máy này đã giúp loại bỏ tác động của trọng lực Trái đất lên lò xo để đồng hồ hoạt động chính xác.
● 1838 : Thợ đồng hồ Louis Audemars đã khám phá ra cơ chế lên dây cót và điều chỉnh bằng núm vặn.
● 1868 : Hãng đồng hồ Patek Philippe danh giá đã chế tác ra chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới.
● 1871 : Kỹ sư Aaros Dennison của hãng International Watch Company (IWC) là người đầu tiên chế tạo ra bộ vỏ chịu nước.
● 1876 : Seth E. Thomas được cấp bằng sáng chế cho chiếc đồng hồ cơ báo thức đầu tiên, có thể reo chuông bất cứ lúc nào bạn muốn.
● 1888 : Hãng đồng hồ Cartier sản xuất dòng đồng hồ đeo tay cho phụ nữ với thiết kế nạm kim cương và vàng bên ngoài.
● 1902 : Chiếc đồng hồ Omega nam giá rẻ đeo tay đầu tiên được ra đời.
● 1910 : Hãng Longines bắt đầu bước chân vào lĩnh vực đồng hồ đeo tay cao cấp.
● 1914 : Hãng Eterna cho ra mắt dòng đồng hồ báo thức đầu tiên.
2. Đồng hồ cơ Automatic là gì ?
● Đồng hồ cơ Automatic là đồng hồ có cấu tạo từ các chi tiết thuần cơ khí. Đồng hồ hoạt động hoàn toàn bằng cơ năng mà không cần dùng pin như các thiết bị điện tử khác.
● Có thể nói Đồng hồ Rolex chính là 1 trong những ông lớn của làng chế tác cỗ máy thời gian tại Thuỵ Sỹ đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển đồng hồ cơ Automatic.
● Những chiếc đồng hồ này có cấu tạo khá là phức tạp, bao gồm hàng trăm chi tiết nhỏ được ráp nối với nhau. Sự liên kết các bộ phận đã tạo nên một cỗ máy đồng hồ thống nhất. Chỉ cần một chi tiết hoạt động sẽ truyền năng lượng cho các bộ phận khác chuyển động. Mục đích cuối cùng của đồng hồ Automatic là tạo nên sự chuyển động của kim trên mặt số.
3. Đồng hồ cơ hiện nay có 2 loại
3.1 Đồng hồ cơ Automatic (Lên dây cót tự động)
● Đồng hồ Hublot chính hãng Automatic có khả năng tự lên dây cót nhờ các hoạt động của cổ tay người dùng. Dòng đồng hồ này được chia làm hai loại là đồng hồ tự động và đồng hồ bán tự động. Những thương hiệu lớn trên thế giới như đồng hồ Hublot hay cả các sản phẩm đồng hồ Hublot 1:1 đều có những cỗ máy thời gian đặc biệt này.
- Đồng hồ tự động không cần tác động thủ công lên dây cót.
- Đồng hồ bán tự động tích hợp hai tính năng Automatic và lên cót tay.
● Khi sử dụng chiếc đồng hồ cơ Automatic này, người dùng phải đeo thường xuyên, đủ thời gian tích trữ năng lượng. Nếu để cỗ máy bị đứng, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để chiếc đồng hồ hoạt động bình thường trở lại.
3.2 Đồng hồ cơ Handwinding (lên dây cót bằng tay)
● Đồng hồ lên dây cót bằng tay hay còn gọi bằng cái tên khác là Handwinding. Dòng đồng hồ này có thiết kế mỏng, nhẹ hơn so với đồng hồ cơ Automatic. Độ mỏng này là yếu tố quan trọng giúp tăng thời gian dự trữ năng lượng. Không những vậy, cấu tạo ít linh kiện sẽ đảm bảo việc bảo trì và sửa chữa nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn.
● Dòng đồng hồ này thường xuất hiện ở các sản phẩm Tourbillon của hãng đồng hồ Omega đình đám và chắc chắn nó sẽ thu hút bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
● Để chiếc đồng hồ này hoạt động hiệu quả, bạn phải lên dây cót tay thường xuyên. Chỉ cần quên một ngày, đồng hồ có thể đứng máy. Không những vậy, nếu vặn núm không đúng cách có thể làm mòn cốt máy, phá vỡ cấu trúc chống nước của đồng hồ.
4. Đồng hồ cơ có cấu tạo và cơ chế hoạt động như thế nào?
4.1 Cấu tạo của đồng hồ Automatic
● Balance Wheel : Bánh xe cân bằng có tần số dao động không thay đổi, quyết định đến sự chuyển động của bộ kim.
● Banlance Spring : Dây tóc có dạng lò xo được gắn vào bánh xe cân bằng để điều chỉnh tốc độ quay.
● Barre : Hộp cót có thiết kế hình trụ kèm theo bánh răng và lá thép mỏng, có chức năng tích trữ năng lượng cho đồng hồ.
● Bezel : Viền kim loại bao quanh mặt kính của đồng hồ. Bộ phận này không chỉ tăng độ thẩm mỹ mà còn chống nước tuyệt đối.
● Case : Vỏ kim loại bên ngoài của đồng hồ.
● Caseback : Mặt sau của đồng hồ, có tác dụng bảo vệ toàn bộ cỗ máy bên trong. Hiện nay đồng hồ Richard Mille chính là thương hiệu lừng danh rất ưa chuộng sử dụng Case Back làm bằng kính Sapphire để nhìn thấy kết cấu bên trong của bộ máy
● Crown : Núm nhỏ bên hông được dùng để điều chỉnh thời gian, ngày tháng và lên cót tay cho đồng hồ Handwinding.
● Crystal : Lớp kính bảo vệ che phủ mặt Dial, thường được làm từ Sapphire, Acrylic hoặc thuỷ tinh.
● Dial : Mặt đồng hồ hiển thị các chữ số và kim đồng hồ.
● Gear Trains : Hệ thống các bánh răng liên kết với nhau, truyền năng lượng từ hộp cót tới bộ thoát.
4.2 Các bộ phận cấu thành nên một chiếc đồng hồ cơ Automatic
4.2.1 Case – Vỏ đồng hồ và Movement – Bộ máy
● Bộ vỏ của đồng hồ bao gồm thân, viền Bezel, mặt kính và nắp lưng. Công dụng chính của bộ vỏ chính là bảo vệ đồng hồ khỏi những va chạm, tác động từ bên ngoài. Lớp vỏ này sẽ ngăn cản hóa chất, bụi bẩn bám vào cỗ máy bên trong. Bộ phận đặc biệt này là bộ mặt của thương hiệu, giúp tăng tính thẩm mỹ cho cả sản phẩm.
- Thân và viền Bezel được chế tác bằng kim loại và chủ yếu là chất liệu thép không gỉ 316L.
- Mặt kính được sản xuất từ nhiều vật liệu. Trong đó kính cứng và kính Sapphire được sử dụng phổ biến.
- Nắp lưng là bộ phận nằm ở mặt sau của chiếc đồng hồ nên ít được chú ý tới. Thông thường có hai loại nắp lưng đó là kính Sapphire trong suốt và kim loại.
● Nếu ví mặt Dial như linh hồn thì bộ máy chính là trái tim của đồng hồ. Bộ máy thường được cấu tạo phức tạp từ hàng trăm chi tiết nhỏ. Ở một số thiết kế, nhà sản xuất còn tích hợp thêm các tiện ích khác cho người sử dụng như bấm giờ thể thao, lịch vạn niên…
● Xin mời các bạn tham khảo 1 số mẫu đồng hồ được tích hợp rất nhiều tính năng như: Chronograph, Tourbillon, Moonphase, giờ GMT…
4.2.2 Hand – Kim chỉ giờ và Dial – Mặt số
● Kim chỉ giờ là bộ phận không thể thiếu trên mặt đồng hồ. Bộ kim giữ vai trò quyết định cho vẻ đẹp của cả sản phẩm. Mỗi chiếc đồng hồ sở hữu một thiết kế riêng. Một bộ kim thông thường sẽ có đủ 3 kim: kim giờ, kim phút, kim giây. Một số sản phẩm đặc biệt sẽ loại bỏ bớt kim giây hoặc là bổ sung thang đo giây riêng.
● Mặt số là toàn bộ không gian dành cho kim chỉ giờ, phút, giây và các chức năng chính của đồng hồ. Hiện nay có nhiều nhà sản xuất chế tác mặt số dựa trên nhiều hình khác nhau như hình tròn, hình vuông, hình oval,…tiêu biểu nhất như hãng đồng hồ Blancpain, Rolex, Hublot. Hầu hết những chiếc đồng hồ của các thương hiệu đình đám này đều được kiểm định Chronometer và có độ chính xác rất là cao.
4.3 Các bộ phận cấu tạo của một bộ máy đồng hồ Automatic
● Dù là chiếc đồng hồ cơ lên cót tự động hay là cót tay thì đều phải có đầy đủ các bộ phận sau:
● Núm chỉnh giờ : Đặt ở hướng 3h, bên hông đồng hồ với chức năng điều chỉnh thời gian và lên cót tay cho đồng hồ.
● Dây cót : Được làm từ lá thép mỏng cuộn tròn, có tác dụng bảo vệ hộp tang trống và tích trữ năng lượng cho hệ thống bánh răng.
● Bánh răng trung tâm : Là chiếc bánh răng nằm ở trung tâm, tiếp xúc trực tiếp với hộp tang trống. Bánh răng quay một vòng hết 12 giờ nên được gắn liền với bộ kim giờ.
● Bánh răng trung gian : Còn được gọi với cái tên khác là bánh răng thứ 3.
● Bánh răng thứ tư : Bánh răng nằm ở giữa hoặc vị trí 6h trên mặt số. Bánh răng này quay một vòng sẽ hết 1 phút nên được gắn liền với kim giây.
● Bánh răng hồi : Bánh răng cuối cùng trong bộ máy giải phóng năng lượng. Chiếc bánh răng này có thiết kế khá đặc biệt, có khả năng chống shock rất hiệu quả.
● Bánh lắc : Hoạt động dựa trên cơ cấu hồi, giúp điều chỉnh tốc độ của đồng hồ.
● Dây tóc : Được làm từ các chất liệu có tính đàn hồi cao. Dây tóc có tần số dao động càng cao sẽ cho ra độ chính xác càng lớn.
● Chân kính : Làm giảm ma sát giữa các chi tiết trong bộ máy của đồng hồ. Cỗ máy có càng nhiều chân kính sẽ cho ra hiệu quả hoạt động càng cao.
● Rotor : Là miếng kim loại hình bán nguyệt, gắn liền với trung tâm bộ máy. Rotor được kết nối với dây cót để có thể tạo năng lượng cho đồng hồ.
4.4 Cơ chế hoạt động của đồng hồ Automatic
● Cách lên cót đồng hồ cơ khá đơn giản, người dùng chỉ cần lên cót tay qua núm hoặc chuyển động cổ tay, bộ phận bánh đà sẽ quay và truyền năng lượng đến bánh răng cuộn. Bánh răng cuộn truyền động cho cơ cấu bánh cóc để xoay ngược chiều kim đồng hồ, giúp cho dây cót (lò xo) cuộn chặt với nhau.
● Năng lượng sinh ra sẽ từ từ kéo giãn dây cót. Quá trình này được kiểm soát bởi hệ thống bánh xe trung tâm và bánh xe gai. Bánh xe gai sẽ truyền dao động đến đòn bẩy. Khi đòn bẩy nhận đủ năng lượng cho bánh xe cân, nó bằng sẽ tự động xoay quanh trục. Lúc này, bánh xe cân bằng sẽ chuyển động tròn và ổn định dưới sự kiểm soát của dây tóc.
● Sau khi nguồn cung cấp năng lượng đã cân bằng, kim giờ và kim phút sẽ hoạt động dựa vào tần số dao động của bánh xe cân bằng. Nguyên lý hoạt động này được áp dụng với tất cả các loại đồng hồ cơ.
5. Ưu nhược điểm của chiếc đồng hồ cơ Automatic
Không chỉ được đánh giá cao về cỗ máy bên trong, chiếc đồng hồ cơ còn giúp người sử dụng nổi bật với vẻ đẹp sang trọng và cuốn hút. Sở hữu một chiếc đồng hồ cơ sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Bên cạnh những ưu điểm trên, đồng hồ cơ còn một số nhược điểm đi kèm. Hãy cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo của bài viết.
5.1 Ưu điểm của đồng hồ cơ
● Không tốn chi phí thay pin thường xuyên.
● So với những thiết kế đơn điệu của đồng hồ Quartz, đồng hồ cơ sở hữu sự tỉ mỉ, độc đáo và đa dạng hơn. Ví dụ như kiểu đồng hồ Tourbillon, Open-heart,… .
● Kỹ thuật sản xuất đồng hồ cơ rất hiện đại, đòi hỏi sự cẩn thận, trau chuốt và kỹ thuật thủ công bậc thầy. Vì vậy mà những chiếc đồng hồ này được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ cũng như giá trị nghệ thuật.
● Bộ kim của đồng hồ cơ đem đến những chuyển động trơn tru, mượt mà. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy kim của đồng hồ Quartz chuyển động giật với âm thanh tik tok gây khó chịu cho người sử dụng.
● Tuổi thọ trung bình của đồng hồ cơ cao hơn nhiều nếu hoạt động thường xuyên và ổn định.
● Càng để lâu đồng hồ Automatic càng có giá trị.
5.2 Nhược điểm của đồng hồ cơ
● Độ sai số cao nên đòi hỏi người dùng phải chỉnh giờ thường xuyên.
● Giá thành cao hơn nhiều lần so với đồng hồ Quartz.
● Hoạt động bất ổn trong môi trường có nhiều từ trường và các thiết bị điện tử.
● Mức độ dự trữ năng lượng thấp.
● Không sử dụng thường xuyên sẽ bị hỏng.
● Cần có ngân sách tốt để bảo dưỡng lâu dài.
6. Đồng hồ cơ và những lưu ý khi sử dụng
6.1 Đồng hồ cơ cần kiểm tra, lau dầu định kỳ
● Đồng hồ cơ hoạt động trơn tru là nhờ lớp dầu bôi trơn giữa các bộ phận. Nhờ lớp dầu này, bộ máy có thể chuyển động chính xác trong một thời gian dài. Nếu lớp dầu bị khô, bị loang hoặc bị bụi bẩn dính vào sẽ khiến cho bộ máy hoạt động chậm chạp, dẫn đến sai số lớn.
● Vì vậy, bạn nên thay dầu định kỳ cho đồng hồ, thường là 2-3 năm/ lần. Trong trường hợp sai số lớn, bạn hãy đem đến các trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa để được kiểm tra nhanh nhất.
6.2 Vệ sinh đồng hồ đúng cách
● Mỗi ngày, đồng hồ sẽ tiếp xúc trực tiếp với da, mồ hôi, bụi bẩn và các hóa chất từ môi trường sinh hoạt. Các vi khuẩn sẽ bám vào đồng hồ, tạo nên những mảng bám trên đồng hồ.
● Không chỉ gây mùi hôi khó chịu mà vết bám này có thể làm ảnh hưởng đến lớp vỏ, bộ máy, gây cản trở hoạt động. Vì vậy, bạn hãy vệ sinh đồng hồ ít nhất 2-3 lần/ tuần bằng khăn ấm vắt thật khô.
● Đồng hồ khi chúng ta đeo mỗi ngày sẽ khiến da cổ tay ta bị nóng và sẽ tiết mồ hôi, cộng thêm bụi bẩn và các hóa chất từ môi trường mà ta sinh hoạt hằng ngày sẽ hình thành nên các vi khuẩn và vết bẩn trong đồng hồ.
6.3 Điều chỉnh thời gian đúng các và chú ý độ sai số của đồng hồ
● Khi cần điều chỉnh thời gian hay lên cót cho đồng hồ, bạn nên tháo đồng hồ ra và cầm trên tay. Tiếp theo bạn sẽ đóng mở núm theo từng nấc, phù hợp với mục đích sử dụng. Bạn hãy xoay núm nhẹ nhàng, từ tốn, tránh gây ma sát lên các bộ phận khác. Tuỳ vào đặc điểm rotor mà bạn nên xoay theo chiều ngược hay thuận kim đồng hồ.
● Không giống như đồng hồ Quartz, mỗi ngày đồng hồ cơ sẽ sai số từ 20s đến 30s. Vì vậy bạn cần có cách sử dụng đồng hồ cơ sao cho hợp lý. Nếu độ sai số nằm trong khoảng cho phép, bạn có thể điều chỉnh lại cho đúng hoặc kiểm soát xem năng lượng lên trong ngày đã đủ hay chưa.
● Trong trường hợp bạn lên năng lượng đúng cách mà sai số lớn từ hãy đem đến các trung tâm để kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
● Núm vặn là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của đồng hồ. Nếu núm vặn không được đóng sát vào vỏ đồng hồ sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn và các chất lỏng tấn công. Điều này sẽ làm rỉ sét các cấu trúc máy bên trong. Vì vậy, khi không sử dụng, bạn hãy ấn sát núm Crown vào thân của đồng hồ.
● Xin mời các bạn tham khảo 1 số mẫu đồng hồ cơ của chúng tôi.
6.3 Đặt đồng hồ ra xa các vật có sóng từ trường và cất giữ đồng hồ khi không sử dụng
● Đặt chiếc đồng hồ cơ Automatic vào môi trường có nhiều từ trường sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của cỗ máy bên trọng. Các bước sóng từ trường sẽ khiến thanh kim loại của đồng hồ bị nhiễm điện, dẫn đến sai số đáng kể.
● Khi không sử dụng, bạn nên cất vào hộp kín, để nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bụi bẩn bám vào. Đồng thời, bạn nên để thêm một gói hút ẩm bên trong để tránh hiện tiện ẩm mốc.
● Nếu có điều kiện tốt hơn, bạn có thể đầu tư hộp xoay. Chiếc hộp xoay này sẽ duy trì hoạt động của đồng hồ. Bạn có thể sử dụng đồng hồ bất kỳ lúc nào bạn muốn mà không sợ khô dầu.
7. Lời kết
● Đồng Hồ Replica đã cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin về đồng hồ cơ Automatic là gì trong bài viết trên. Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp đồng hồ cơ Replica từ các thương hiệu cao cấp.
● Khi mua hàng của chúng tôi, khách hàng sẽ được tặng kèm các phụ kiện khác. Để tham khảo thêm các sản phẩm của chúng tôi, bạn hãy ghé thăm Website https://donghoreplica.com.vn/.