Khi nhắc đến vỏ đồng hồ Omega, mọi người thường nghĩ rằng nó được làm từ chất liệu thép không gỉ 316L, vàng hay Titanium… Tuy nhiên, vẫn còn những chất liệu có thể bạn chưa biết. Vậy vỏ đồng hồ Omega còn được làm từ những chất liệu nào? Ưu, nhược điểm của từng loại sẽ được Đồng Hồ Rep giải đáp sau đây.
1. Các loại vỏ đồng hồ Omega được cả thế giới biết đến
Vỏ đồng hồ được biết tới là một trong những phụ kiện đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo của một sản phẩm. Không chỉ góp phần tăng vẻ đẹp bên ngoài, mà nó còn giúp bảo vệ cỗ máy khỏi những hư hỏng, trầy xước do va đập.
Yêu cầu đối với vỏ đồng hồ Omega là độ bền, khả năng chống gỉ, chống trầy xước và mức độ quý giá, điều này được thực nghiệm cả trên các sản phẩm Omega Rep 1:1. Vậy có bao nhiêu chất liệu được dùng để chế tạo vỏ Omega hiện nay?
1.1 Thép không gỉ 316L – Vỏ đồng hồ Omega được ưa chuộng nhất
Theo thống kê từ Hiệp hội Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ (FH), có tới khoảng hơn 80% đồng hồ Omega được làm bằng thép 316L bởi đây là vật liệu có chất lượng cao và chi phí sản xuất thấp. Và cũng có nhiều chiếc được làm từ thép không gỉ và lắp lưng kín gọi là đồng hồ Omega Stainless Steel back water resistant.
Không chỉ Omega, hầu hết các thương hiệu đồng hồ hiện nay đều dùng thép không gỉ 316L làm chất liệu của vỏ đồng hồ. Nó có thể được đánh bóng sáng đẹp hoặc mạ vàng PVD tùy thuộc vào dụng ý thiết kế của các nhà chế tác đồng hồ.
Vỏ đồng hồ Omega làm bằng thép không gỉ luôn toát lên nét mới mẻ, sang trọng…và đặc biệt là nó có thể phối hợp được với nhiều phong cách trang phục khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người. Chúng ta có thể thấy nó cũng không hề thua kém sự sang trọng của những đồng hồ Rolex.
1.1.1 Ưu điểm
- Độ cứng của thép 316L: đạt 5.5 – 6 điểm trên thang độ cứng Mohs. Bền, cứng và chống ăn mòn tốt.
- Có thể chế tác thủ công bằng tay tạo nét thẩm mỹ độc đáo, sang trọng cho đồng hồ Omega.
- Có thể dễ dàng đánh bóng cho sáng lại như mới.
- Trọng lượng vừa phải, thích hợp đeo trên cổ tay cả ngày dài.
- Là vật liệu “rẻ” nhất trong tất cả các loại vật liệu cao cấp
1.1.2 Nhược điểm
- Dễ bị nhòe và in dấu vân tay mỗi khi sử dụng.
- Vỏ Omega thép không gỉ 316L không quá xuất sắc trong việc chống trầy xước.
1.2 Vỏ đồng hồ Omega bằng vàng – Sang trọng và chống ăn mòn cao
Ngay từ buổi khải hoàn nguyên của ngành chế tác đồng hồ, vàng và đồng là 2 chất liệu đầu tiên được ứng dụng cho sản phẩm đồng hồ, với đồng được sử dụng cho những mẫu đồng hồ bình dân và vàng được sử dụng cho đồng hồ cao cấp dành cho giới quý tộc và người trong hoàng gia.
Vàng thực sự không phải là một vật liệu thích hợp cho vỏ đồng hồ Omega, nhưng chúng vẫn được sử dụng, bởi vẻ ngoài sang trọng cũng như đồng hồ không chỉ là một công cụ cập nhật thời gian mà còn là vật trang sức giá trị nhằm khẳng định sự giàu có và đẳng cấp của người đeo.
Hiện nay, trên một vài phiên bản Limited, Logo đồng hồ Omega cũng được chế tác bằng vàng, đồng chất liệu với loại vàng làm ra bộ vỏ. Tuy nhiên, các mẫu này cũng rất hiếm, bạn quan tâm có thể liên hệ Hotline của chúng tôi để được tư vấn.
Cấu tạo hoá học của vỏ Omega bằng vàng: Vàng hồng, vàng trắng, vàng vàng (18K) là các hợp kim chứa 75% vàng nguyên chất. Chúng đều là những chất liệu có khả năng chống ăn mòn rất tốt, quý giá, tuy nhiên độ cứng thì thuộc hàng thấp nên rất dễ dàng bị trầy xước.
- Vàng nguyên chất (24K) được biết tới là loại kim loại khá mềm, không đủ độ bền, chắc để chế tạo vỏ đồng hồ. Nên vật liệu chủ yếu trong chế tác vỏ Omega là loại vàng 18K ( với 75% cấu trúc của vật liệu là vàng).
- Loại vàng trắng thì thường bị dễ nhầm lẫn với chất liệu bạch kim (Platinum) nhưng thực ra vàng trắng là loại vàng 18K với 25% còn lại là hợp chất Paladi, Nickel,… tạo ra sắc trắng của vàng.
1.2.1 Ưu điểm
- Tạo giá trị vĩnh cửu cho đồng hồ Omega.
- Vỏ Omega bằng vàng chống ăn mòn cực kỳ cao
- Ít gây dị ứng trên da, thân thiện với sức khỏe con người
- Mức độ chống Oxi hoá cao, có thể tồn tại qua hàng chục, hàng trăm năm mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp bên ngoài.
1.2.2 Nhược điểm
- Trọng lượng khá nặng, tạo cảm giác nặng tay khi đeo. (Nặng gấp đôi thép không gỉ 316L)
- Dễ bị móp méo khi làm rơi rớt hay khi chịu tác động va đập. Độ cứng vàng 18K: đạt 2.5 – 3 điểm trên thang độ cứng Mohs, không có khả năng chống xước.
- Đồng hồ Omega có vỏ làm bằng vàng rất đắt tiền.
- Có thể đánh bóng nhưng sau khi đánh bóng thì giá trị của đồng hồ sẽ bị sụt giảm.
1.3 Titanium – Chất liệu vỏ Omega siêu nhẹ, bền bỉ
Titanium có chứa rất nhiều hợp kim Titan, là nguyên tố kim loại rất nhẹ, có màu xám, độ bền cao, rất được ưa chuộng trong ngành hàng không vũ trụ. Độ cứng vỏ đồng hồ Omega Titanium: Đạt 6 điểm trên thang độ cứng Mohs, có khả năng chống trầy xước trung bình.
Titanium đã được ứng dụng nhiều trong khoảng 2 thập kỉ gần đây, khi thời gian đầu Titanium vẫn chủ yếu để kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm. Cho đến đầu năm 2000, nhà sản xuất Omega mới tìm ra cách trích xuất ra Titan với khối lượng lớn. Biến Titan thành vật liệu sử dụng trong việc chế tác vỏ đồng hồ.
1.3.1 Ưu điểm
- Có trọng lượng rất nhẹ
- Chống trầy xước và ăn mòn tốt. Không có thứ gì có thể làm gỉ chúng trừ Axit Nitric (loại hóa chất Axit siêu hiếm gặp).
- Không gây dị ứng da khi đeo.
- Chịu nhiệt độ cao tốt và nhẹ hơn thép 316L 50%.
- Độ cứng cao gấp 5 lần thép, có thể tái chế 100%.
1.3.2 Nhược điểm
- Đồng hồ Omega vỏ Titanium khá đắt tiền.
- Khó trầy nhưng khi bị trầy thì không thể đánh bóng như mới được.
- Có màu xám mờ đặc trưng, không gây vẻ bắt mắt, sang trọng cho đồng hồ.
1.4 Ceramic – Vỏ đồng hồ Omega “Bất tử” cùng thời gian
Ceramic hay còn gọi là gốm hoặc sứ. Gốm là một trong các vật liệu cổ xưa của con người, nhưng chúng chỉ mới được hãng Omega áp dụng trong ngành sản xuất đồng hồ những năm gần đây.
Khi nhắc đến vỏ đồng hồ Omega chất liệu gốm Ceramic người ta có cảm giác rằng nó rất mỏng manh và dễ vỡ nhưng thực chất nó là chất liệu kỹ thuật cứng nhất, bất tử cùng thời gian.
Cấu tạo hoá học: Là loại vật liệu đặc biệt được hình thành từ hỗn hợp của ba loại vật liệu chính là kim loại, Composites, Polymer. Ceramic sử dụng trong chế tác đồng hồ Omega là Ceramic kĩ nghệ (Engineering Ceramic), chỉ bao gồm vật liệu tinh khiết như hợp chất Oxygen, Carbon, Nitrogen.
1.4.1 Đặc điểm
- Trọng lượng vỏ đồng hồ Ceramic khá nhẹ.
- Rất cứng và là một trong các vật liệu cứng nhất hiện tại. Độ cứng vỏ Ceramic: đạt 8-8.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs, cao gấp 3 lần thép không gỉ và cực kỳ nhẹ.
- Khả năng chống trầy xước rất cao, chịu nhiệt tốt.
- Khi sử dụng hằng ngày, gần như chỉ có mỗi kim cương mới làm trầy xước được Ceramic.
- Đồng hồ Omega được trang bị vỏ Ceramic có giá thành khá cao.
- Có tính trơ và không độc cũng như không gây dị ứng cho người đeo.
- Vỏ Ceramic có thể bể vỡ khi gặp lực tác động va đập mạnh.
- Không đánh bóng được như mới.
1.4.2 Thông tin thêm về vỏ đồng hồ Omega Ceramic
Với việc sở hữu một chiếc đồng hồ Omega có vỏ làm từ chất liệu gốm thì bạn không phải lo nó hỏng hóc do gỉ sét hoặc bị xước xát. Bạn chỉ cần lưu ý giữ gìn không để nó bị va đập mạnh thì sản phẩm của bạn sẽ gần như “bất tử”.
Trong thực tế, Ceramic còn được sử dụng làm dụng cụ cắt kim loại tại các nhà máy công nghiệp. Gốm Ceramic cũng khá nhẹ với khối lượng riêng trung bình là 3g/cc tương đương với Al (nhôm) 2,7g/cc.
1.5 Vỏ đồng hồ Omega bạch kim – “Nữ hoàng kim loại”
Bạch kim hay còn gọi là Platinum, đây là một nguyên tố kim loại quý hiếm có màu trắng bạc, là “Nữ Hoàng Kim Loại”. Khi dùng để chế tác trang sức hay vỏ đồng hồ Omega thì không cần phải xi mạ thêm bất kì một lớp kim loại nào.
Vỏ Omega được làm bằng bạch kim không phải bạch kim nguyên khối mà là hợp kim của bạch kim với những kim loại khác để tăng độ cứng (950/1000 Bạch Kim + 50/1000 kim loại khác).
1.5.1 Ưu điểm
- Vỏ đồng hồ Platinum chống gỉ sét tốt.
- Chống ăn mòn tuyệt đối và không bị tan trong axít.
- Chịu được nhiệt độ ở gần 1.8000 độ C.
- Nó sở hữu màu trắng ánh kim tự nhiên, sáng bóng và có độ thẩm mỹ cao.
- Đồng hồ Omega vỏ Platinum giá cả cực kỳ cao.
1.5.2 Nhược điểm
- Khả năng chống trầy xước không được cao.
- Có độ cứng trung bình, đạt 4.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs.
- Đồng hồ Omega vỏ Platinum khá nặng khi đeo lên tay.
1.6 Chất liệu vỏ Tantalum – Chống ăn mòn cực cao
Tantalum là một nguyên tố kim loại có màu xám bạc, cứng, nặng, dễ uốn và dễ gia công. Tantalum là nguyên tố hiếm và có những đặc điểm tương tự như Titanium.
1.6.1 Ưu điểm
- Vỏ đồng hồ Omega Tantalum có độ cứng cao: Đạt 6.5 điểm trên thang độ cứng Mohs
- Khả năng chống trầy xước rất tốt.
- Chống ăn mòn cao.
1.6.2 Thông tin thêm về vỏ Omega Tantalum
Một số bộ phận bên ngoài đồng hồ dùng Tantalum như niềng (Bezel) thường thấy trên các mẫu đồng hồ Omega Seamaster American’s Cup (Vỏ bằng dây bằng Titanium, niềng xoay là Tantalum).
1.7 Vỏ Omega Tungsten – Hàng “khủng” chống trầy xước
Vỏ đồng hồ Omega Tungsten hay gọi là vỏ Volfram. Đây là chất liệu kim loại chuyển tiếp có màu xám thép đến trắng, rất cứng và nặng.
1.7.1 Đặc điểm
- Độ cứng rất cao: đạt 7.5 điểm trên thang độ cứng Mohs, cao hơn thép 316L.
- Khả năng kháng hoá chất và chống ăn mòn tốt.
- Đồng hồ Omega có vỏ Tungsten chống trầy và chịu lực tốt
1.7.2 Thông tin thêm về vỏ đồng hồ Omega Tungsten
Tungsten là chất liệu có độ cứng rất cao, các hợp chất của nó còn có độ cứng cao hơn nữa, ví dụ Tungsten Carbine. Đồng hồ Omega vỏ Tungsten cũng là phiên bản cực hiếm và được săn lùng bởi nhiều nhà sưu tầm thế giới.
2. Mua bán, sửa chữa, thay thế vỏ đồng hồ Omega ở đâu uy tín, chất lượng?
Vỏ đồng hồ Omega và mặt số được coi là bộ phận quan trọng hàng đầu của một chiếc đồng hồ. Chúng không chỉ góp phần tạo lên vẻ đẹp và phong cách cho sản phẩm mà còn có tác dụng bảo vệ đồng hồ khỏi các va đập thường ngày.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vỏ đồng hồ của bạn không may bị hỏng, móp méo, trầy xước thì phải làm sao? Địa chỉ nào thật sự uy tín để khách hàng trao gửi niềm tin? Đồng Hồ Rep là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.
Với đội ngũ kĩ thuật viên tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang bị hiện đại, Đồng Hồ Rep chính là địa chỉ sửa chữa, bảo dưỡng lý tưởng hàng đầu tại Việt Nam mà bạn nên lưu tâm.
Tất cả đội ngũ nhân viên tại cửa hàng đều được đào tạo bài bản bởi những chuyên gia hàng đầu. Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ từ máy móc nhập khẩu Thuỵ Sỹ, kỹ thuật viên càng khẳng định tay nghề, thao tác chính xác, rút ngắn thời gian sửa chữa, thay thế và bảo dưỡng.
Bên cạnh đó, bạn còn được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, nhanh chóng, tư vấn tận tình và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến đồng hồ. Nhờ đó, bạn sẽ có thông tin chính xác nhất về tình trạng đồng hồ của mình cũng như cách sửa chữa phù hợp, tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian.
Các dịch vụ chính tại Đồng Hồ Rep cung cấp bao gồm: Bảo dưỡng, lau dầu, thay pin, sửa dây kim loại, thay vỏ đồng hồ, đánh bóng, vệ sinh, sửa chữa, kiểm tra và căn chỉnh, chống nước,..
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 038.899.6668 – 079.853.1102
- Website: https://donghoreplica.com.vn/
- Email: donghochat8668@gmail.com
- Địa chỉ: 126A Cầu Đất – Ngô Quyền – Hải Phòng
3. Lời kết
Trên đây là thông tin về những chất liệu vỏ đồng hồ Omega phổ biến nhất hiện nay. Chiếc đồng hồ Omega của bạn có lớp vỏ làm từ chất liệu gì? Hãy cho Đồng Hồ Rep biết nhé!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho bạn. Ngoài ra chúng tôi còn bán rất nhiều thương hiệu lớn như Hublot… Đừng quên theo dõi Website Đồng Hồ Rep thường xuyên để cập nhật những tin tức đồng hồ mới nhé!